Có bao giờ bạn thấy hoang mang khi cùng tiếp nhận chung một bài toán, hoặc là một vấn đề trong một dự án với đồng đội, nhưng có người lại nắm bắt và có phương án rất nhanh, trong khi bạn thì vẫn đang còn loay hoay hiểu đề bài?
Nếu chỉ kết luận là do mình “kém” thì quá chung chung, và thậm chí còn làm hoang mang hơn vì không rõ làm sao để tốt hơn. Với mình, điều tạo ra sự phân cấp về năng lực giữa người với người chủ yếu là do mức độ chất lượng trong suy nghĩ. Tức là có được những tư duy đúng trước khi biết đến những phương pháp đúng cho mọi việc.
Hãy để mình đưa bạn qua 3 ví dụ từ đơn giản như chơi Lego, tới phức tạp hơn là tự học thiết kế website để làm rõ hơn về một tư đuy “đỉnh” khi tự học, là tư duy Phân tích – Đúc kết.
Đây là tập thứ 6 và cũng là tập cuối trong series về hành trình tự học.
Series Podcast về từ học:
Tập 1:
Tập 2:
Tập 3:
Tập 4:
Tập 5:
———–
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page:
✍️ Blog:
🎙️ Youtube:
———–
Nội dung tập này gồm:
00:00 – Giới thiệu
02:28 – Trả lời câu hỏi về linear thinking
05:41 – Lưu ý
06:58 – Tư duy Phân tích đúc kết
08:31 – Ví dụ 1: Lego
11:23 – Ví dụ 2: Pha chế
13:45 – Ví dụ 3: Thiết kế Website
#hoangthoughts #phattrienbanthan #tuduy
Đặt mua sách của Hoàng tại:
– Shopee: https://shope.ee/6ztMUAyxXO
– Tiki: https://tiki.vn/co-cach-nuoi-duong-su-sang-tao-tu-niem-tin-co-cach-p273257626.html
———–
NHỮNG NƠI KHÁC ĐỂ ĐỌC NHỮNG CHIA SẺ CỦA MÌNH:
Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
Blog: http://hoangthoughts.com/
Instagram: hhttps://www.instagram.com/hoangthoughts
híc giọng anh trai chill dữ, cảm ơn anh đã chia sẻ kiến thức 👍🏻
👍👍👍👍👍
Cách tiếp cận vấn đề CỰC KỲ QUAN TRỌNG . Cảm ơn b .
em có 1 câu hỏi là trong lúc xác định loại bỏ những yếu tố thừa vậy thì làm sao mình nhận thức được yếu tố đó là thừa hay cần thiết( em hỏi điều này là để học những bài học hoặc vấn đề khó, phức tạp)
.
16:40 cho e xin link ạ
1 video rất chi là Làng nhàng. Lan man. Ko trọng tâm
Content giá trị thật đấy!!! Nhờ video này mình mới biết mình bị 1 lỗi trong tư duy phân tích đó là không loại bỏ chi tiết thừa, dẫn đến việc thông tin bị rối loạn. Thảo nào đôi khi cứ thấy suy nghĩ của mình tủn mủn và lan man. Video rất trực quan, dễ hiểu và sinh động, nghe 1 mạch 17p mà cứ như mới trôi qua 1p vậy. Cảm ơn tác giả rất nhiều!
cảm ơn anh rất nhiều!!
mình thích đoạn phân loại chia nhỏ & phải có , nên có & có thì tốt …việc focus nhanh sẽ hay khi ứng dụng tùy trường hợp
Video + những ví dụ rất dễ hiểu. Cám ơn anh. Em cũng là người thích tự học, nhưng vẫn còn học theo bản năng, học xong mà không ghi chép lại và áp dụng nên sau 1 thời gian là lại quên ngay.
Em cũng thường xuyên áp dụng tư duy này khi học bài. Với em thì cái khái niệm, định nghĩa đã là cực kỳ đúc kết luôn rồi, có điều mình với học, mới đọc nên nó vô cùng trừu tượng, sau một thời gian tìm tòi, bay nhảy, làm đủ trò với nó thì tự nhiên mình lại đúc kết lại cái định nghĩa. Khi đã ngấm được tư tưởng của cái định nghĩa đó rồi thì khi nhắc đến một vấn đề có liên quan hay sử dụng đến thì tốc độ phản ứng sẽ vô cùng nhanh, còn với những ai chưa từng nghe hay nhìn thấy vấn đề đó thì chịu. Chung quy lại, tất cả đều từ học mà ra.
cảm ơn anh chuỗi series này, em loay hoay mãi về cách học và làm hiệu quả và thông minh hơn thay vì làm và học nhiều nhưng không ra được kết quả tốt