Playlist:
EP: Lời khuyên cho các bạn trẻ đúc kết từ 12 năm làm sáng tạo
Host: Tuân Lê, The Lab Saigon
Speaker: Sói Ăn Chay, Creative Director
Đừng quên đăng ký theo dõi Vietcetera nhé:
Sói Ăn Chay (tên thật là Huỳnh Vĩnh Sơn) là một Creative Director/Copywriter vừa tròn 12 năm kinh nghiệm. Bên cạnh khoá học nhập môn sáng tạo như Sáng tạo A Bờ Cờ, anh còn là tác giả của các cuốn sách “gối đầu giường” ngành quảng cáo Việt Nam như “Ý Tưởng Này Là Của Chúng Mình” và “90-20-30”.
Hành trình 12 năm của anh đã bắt đầu như thế nào, lời khuyên của anh dành cho các bạn trẻ mới vào ngành Sáng tạo là gì, hãy cùng host Tuân Lê khám phá trong tập Podcast này.
Nghe bản audio tại:
► Spotify:
► Apple Podcast:
———————
Tải app Vietcetera tại đây nhé:
► iOS:
► Android:
———————————
Kết nối với Vietcetera tại đây nhé:
Bạn có thể gửi email chia sẻ ý kiến, thắc mắc hoặc câu chuyện của mình về địa chỉ mad@vietcetera.com
© Bản quyền thuộc về Vietcetera
© Copyright by Vietcetera Channel ☞ Do not Reup
#Vietcetera_Podcast #MAD #Vietcetera
Mình rất thích tất cả sản phẩm của Vietcetera, nhưng mà tập này chỗ câu hỏi anh Sơn thích CD nào ý, anh Tuân dùng từ Loại CD nghe có hơi kì kì ạ.. do em là người nghe nên em cảm thấy nó mẫn cảm với từ "LOẠI" á.. :3
rất insightful ạ! cảm ơn anh Sơn và team Vietcetera nhiều ạ
Đọc cuốn 90-30-20 thực sự hâm mộ anh Sơn kinh khủng, e là newbie mới trong ngành chỉ mong gặp được mentor như a ạ <3. E phát hiện có câu này a Sơn từng nói trg sách nha: "CD tốt nhất là CD thích idea của Sơn haha".
Podcast này của 2 anh làm em nhớ đến khoảnh khắc mà em thấy tiếng việt toả sáng nhất (trải nghiệm cá nhân nhé ạ) là khi đọc sub việt của những bài nhạc trung hoa. Phải chăng xã hội Việt Nam ngày nay không tạo điều kiện đủ cho tiếng việt được phát huy tối đa cái đẹp của mình?
Việt nam, trung, nhật, hàn.. đều là những quốc gia chịu ảnh hưởng bởi nho giáo, mà văn hoá Việt Nam trải dài theo lịch sử hơn ngàn năm như vậy nên tiếng nói cũng sẽ mang đậm những dấu ấn của tôn giáo, tín ngưỡng, và nó sẽ chỉ phát huy được tốt nhất khi được đặt vào đúng môi trường tuyệt nhất để nó toả sáng. Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập, tiếng anh đang dần trở thành “second language” , các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều vào thị trường Việt Nam, tiếng anh trở thành 1 thứ “không thể thiếu”. Mà cái văn hoá Mỹ nó cũng thể hiện qua tiếng anh luôn, kiểu fresh, cool, teenage, đại loại như vậy. Vậy thì có phải chăng, như anh Sói ăn chay nói, là nếu muốn ngành quảng cáo Việt được như ở nước ngoài thì tất cả những CD của các agency Việt phải là người Việt Nam, còn theo em nghĩ, nếu muốn ngành quảng cáo VN được như nước ngoài (ở đây cụ thể là Mỹ, phương tây, và được như ám chỉ sự thành công và phát triển trong ngành quảng cáo) thì trước tiên cần có sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, mang đậm bản sắc Việt Nam, mang được cái hồn Việt vào sản phẩm, để những người làm copywriting được truyền cảm hứng, được làm tốt nhất với những slogan hay tagline có thể khiến Tiếng Việt trở nên toả sáng nhất?
Trên đây chỉ là vài suy nghĩ liên quan đến topic muốn đưa ra để mọi người thử có 1 góc nhìn khác, vì bản thân mình là người rất yêu nước và mê tiếng việt nên mình cũng có đọc vài tài liệu về vấn để này.
Comment mang tính chất chia sẻ, không gây war ạ, peace!
P/s: anh Tuân Lê ơi giọng anh hay quá :(( cảm ơn 2 anh vì chiếc podcast rất hay này ❤️
Thì ra đây là 30 khi nhớ về tuổi 20 😊😊
Tập này thật sự hay.
Cảm thấy sự chân thành và đầy trăn trở với nghề trong chia sẻ từ khách mời & cách đặt câu hỏi ngược lại của host.
Cảm ơn hai anh rất nhiều.
Trân trọng.
Anh Sơn coi chừng Vinfast nghe được câu này nha :)))) Biết đâu một ngày nhận job remake slogan VF cho hay hơn đó 😀
Tập này hay thật! Những lời tâm sự giản dị nhưng sâu sắc của anh Sói khiến em có cảm xúc lạ lắm! Có gì đó đẩy em phải cố gắng hơn trong hành trình theo đuổi câu chữ và chiến lược. Mong chờ những dự định của anh Sói thành hiện thực, để chắp cánh cho lính mới như em!
Hay quá. Nội dung chất lượng
Mình rất là thích những episode MAD & Innovator của Vietcetera.
Vietcetera có thể mời những người trong lĩnh vực event planner/ event producer để nói thêm về ngành event
Mình rất thích p cách thời trang của anh Tuân
y
Cách đây nhiều năm khi bắt đầu chọn ngành học thì em đã được gặp anh – Sói Ăn Chay trong 1 workshop ở Saigon. Đến tận giờ em không còn làm trong ngành Creative nữa nhưng em vẫn thấy mình đã quyết định đúng đắn. Chúc anh nhiều thành công, nhiều ideas trên con đường Creative as well as em rất mong chờ lý thuyết copywriting tiếng Việt của anh. Cheers!
Mời Denis Dang đi anh Tuân ui!
😍😍😍
Hay ,
Anh ta là..=))
Bạn khách mời dễ thương ghê
Giọng anh Sơn hay quá.
Sáng tạo lành mạnh và bền vững.
Em cảm ơn chia sẻ của a Sơn, và a Tuân Lê 😀
“Cuối cùng rồi thì mình là người Việt, ai đó nói một câu tiếng Việt hay thì nó mới chạm tới mình.”
– em cảm ơn anh Sơn vì lời nhắc nhở thẳng thừng này vì nghe đau tim quá, em cũng bị bệnh english is premium 😭
Mình không phải dân trong ngành và xem clip để biết thêm thôi nhưng mà thiệt sự coi anh này mình không mấy thiện cảm chắc là do anh hay đùa và cười vào những lúc mà mình thấy không đúng lúc lắm 😅. Nhưng thích a host nói chuyện rất duyên, câu hỏi cũng hay nữa 👏👏👏.
Gặp anh công an hỏi cung, khách mời có vẻ bị khớp.
Yêu series này quá!
Anh Sơn k dùng fb phải k ạ? Vậy mà sao giờ nhà tuyển dụng cứ đòi xem Fb của ứng viên trước rồi mới tinh sau???
Ước gì được xem video này khi còn làm trong ngành sáng tạo :(((, sẽ có động lực lắm đây
Ý tưởng này là của chúng mình đã đưa em vào nghề này anh ạ 🙁 … Giờ nó vần em dữ quá =)))
bộ tiếng việt giờ hết từ rồi hay sao mà câu nào cũng phải chèn thêm 1 từ tiếng nước ngoài vào thế
Em chờ một tập có chị Hà Đỗ 🤞🏻
Tks Vietcetera, vì các content luôn được đầu tư và chỉnh chu. 😍
khách mời xịn quá đi ạ
Cách nói chuyện của Sơn rất cuốn hút, khiêm nhu, hài hước.
Vinfast: Đã xem
coca cola là taste the feeling chứ nhỉ.
6:25 Quá đúng, nhưng giờ quá nhiều giới trẻ nghĩ Copy Writer là công việc nhàm chán. Tuy nhiên nó mang lại quá nhiều thứ hay ho sẽ phục vụ cho bạn trong tương lai
13:06 Cài này mình nghĩ việc tôn sùng "thực chiến" không đồng nghĩa với việc "không nghiên cứu và không đi học nữa" mà là những điều họ tìm hiểu họ sẽ phải áp dụng thực tế để xem kết quả như thế nào (nói chung thấy mới cái không vội tin mà áp dụng làm trước), chứ không phải thấy những thông tin mới là bác bỏ. Còn ví dụ thì mình hoàn toàn đồng ý
16:00 ca này quá khó kkkkk
I like this episode. Good topic. Our host and guest look joyful as well.