Tin tức | Dịch vụ mang thai hộ và những thông tin cần biết | #Nguoikhampha
—————-
Xem bản tin đầy đủ tại đây:
—————
Khi không thể hoặc không muốn mất thời gian hay công sức để làm 1 việc gì đó, người ta có thể đi thuê người làm hộ. Và 1 loạt các dịch vụ cho thuê được tạo nên để phục vụ cho những người có nhu cầu. Dịch vụ cho thuê nhà – dành cho những người chưa mua hoặc chưa muốn mua nhà những vẫn muốn có 1 nơi thích hợp để sinh sống. Dịch vụ cho thuê quần áo – dành cho những người chưa đủ điều kiện để mua nhiều quần áo hay không muốn mua những bộ quần áo chỉ được dùng một vài dịp trong đời. Vậy còn đẻ thuê thì dành cho ai??? – cho người không thể mang thai hay dành cho người không muốn mang thai???
• Thực trạng
Mặc dù chưa có số liệu điều tra chính thức nào về số cặp vợ chồng có nguyện vọng nhờ mang thai hộ nhưng nếu chúng ta lên Internet và gõ từ khóa “dịch vụ đẻ thuê” thì sẽ thấy hàng loạt các trang web đăng tải với nhiều gói dịch vụ “mời gọi” khách hàng. Chẳng hạn như 1 hội nhóm kín trên facebook với cái tên: “Mang Thai Hộ và tìm người Mang Thai Hộ” có hơn 17 nghìn thành viên, đang hoạt động với mục đích nhân đạo.
Pháp luật Việt Nam cho phép mang thai hộ nhưng kèm theo đó là nhiều quy định ràng buộc, khắt khe khác dẫn đến tình trạng ai có nhu cầu bằng cách này hay cách khác vẫn phải “lách luật”. Đặc biệt là các đường dây “đẻ thuê chui” với mức giá cắt cổ lên đến gần tỉ đồng, làm mất đi quyền và lợi ích của những người phụ nữ chấp nhận mang thai hộ và cả người nhờ mang thai, biến cuộc đời của nhiều đứa trẻ chưa được sinh ra thành một món hàng giao dịch. Điển hình như vào tháng 1/2021, công an quận Long Biên (Hà Nội) đã khởi tố bị can Hoàng Huệ Tâm để điều tra về đường dây mang thai hộ với giá lên đến 750 triệu đồng/lần.
Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng không khó bắt gặp những đường dây mang thai hộ chuyên nghiệp với mức giá trên trời. Tháng 2 vừa qua, cảnh sát Thái Lan cũng đã triệt phá thành công 1 đường dây mang thai thuê do người Trung Quốc đứng đầu.
Vậy Nguyên nhân từ đâu có dịch vụ này?
Bên cạnh nhu cầu ngày càng cao của các cặp vợ chồng hiếm muộn hay cá nhân gặp khó khăn trong việc sinh con, một trong những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng mang thai hộ trái luật nhen nhóm bùng phát vì mục đích thương mại là do hình phạt đối với loại tội phạm này còn khá nhẹ và chưa chặt chẽ, khó đủ sức răn đe. Nghị định số 82/2020/ NĐ-CP quy định người mang thai hộ vì mục đích thương mại chỉ bị xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng. Nhiều người cho rằng mức xử phạt tù đối với những tên tội phạm đội lốt “Vị nhân sinh” này còn quá thấp.
• Liệu rằng đẻ thuê “chui” có đáng bị lên án hay không?
Mang thai hộ được xem là chiếc “chìa khoá” mở ra hy vọng cho những cặp vợ chồng không có khả năng sinh con. Việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 là quy định mang tính nhân văn cao. Tuy nhiên, pháp luật nghiêm cấm hình thức mang thai hộ vì mục đích thương mại mà trên thực tế chính là một hoạt động giao dịch “mua bán người”. Điều này vi phạm nặng nề tới quy định pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội và phải bị xử lý nghiêm.
Mang thai hộ dưới góc nhìn của pháp luật là 1 hình thức nhân đạo để giúp đỡ những gia đình khó khăn trong việc sinh con. Nhưng để giữ được sự “Nhân đạo” đó để nó không trở thành kẽ hở giúp những kẻ buôn bán người dựa vào để thực hiện những việc “mất nhân tính” thì cần sự chặt chẽ hơn từ trong quy định cho đến cả cách thực thi.
—————–
#Nguoikhampha
#Mang_thai_hộ
#Tin_tuc
#Tin_nong
#Kinhdoanh
#Kinhte
#Phap_luat
#Phong_su
#Cau_chuyen
#Kinh_doanh
———-
Đồng hành cùng #Nguoi_kham_pha tại:
Website:
Youtube:
Fanpage: