Chắc hẳn hiện tại, cái tên ChatGPT đã quá nổi tiếng đối với người dụng công nghệ hiện nay với sự thông minh, lợi ích mà nó đem lại, hỗ trợ cho việc học tập, công việc của người dùng trở nên dễ dàng hơn. Ở bài viết này HOSTVN sẽ hướng dẫn bạn tự tạo một plugin cho website WordPress chỉ trong vòng 10 phút với sự hỗ trợ của ChatGPT.
Sơ lược về ChatGPT
ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ do OpenAI phát triển, và nó là một phiên bản cụ thể của GPT (Generative Pre-trained Transformer) được tối ưu hóa để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến giao tiếp ngôn ngữ tự nhiên. Mô hình này được huấn luyện trên một lượng lớn dữ liệu văn bản từ Internet và có khả năng sinh ra văn bản mới dựa trên thông tin và ngữ cảnh đã học từ dữ liệu đó.
Ứng dụng của ChatGPT bao gồm:
- Trợ lý ảo: ChatGPT có thể được tích hợp vào các ứng dụng để cung cấp trợ lý ảo cho người dùng. Nó có thể trả lời câu hỏi, thực hiện các công việc đơn giản, và hỗ trợ người dùng trong nhiều lĩnh vực.
- Hỗ trợ khách hàng tự động: ChatGPT có thể sử dụng trong các hệ thống hỗ trợ khách hàng để tự động trả lời các câu hỏi phổ biến, giải quyết vấn đề cơ bản và cung cấp hỗ trợ người dùng.
- Tư vấn ngôn ngữ tự nhiên: ChatGPT có thể được sử dụng để cung cấp tư vấn ngôn ngữ tự nhiên trong các lĩnh vực như viết văn bản, dịch thuật, và chỉnh sửa nội dung.
- Giao tiếp người-máy: Nó có thể đóng vai trò trong các ứng dụng giao tiếp người-máy, giúp máy hiểu và tương tác với người dùng một cách tự nhiên.
- Phát triển ứng dụng mới: Các nhà phát triển có thể tích hợp ChatGPT vào các ứng dụng của họ để cải thiện khả năng giao tiếp và tương tác ngôn ngữ tự nhiên.
Tóm lại, ChatGPT có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau để cải thiện trải nghiệm người dùng và thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp ngôn ngữ tự nhiên một cách linh hoạt.
ChatGPT hỗ trợ cho các lập trình viên
- Trợ giúp với mã nguồn: Lập trình viên có thể sử dụng ChatGPT để đặt câu hỏi về vấn đề cụ thể trong mã nguồn, nhờ vào sự hiểu biết của mô hình về ngôn ngữ lập trình và các thư viện phổ biến. Điều này có thể giúp họ hiểu rõ hơn về lỗi, cách sử dụng các hàm, hay cách tiếp cận một vấn đề cụ thể.
- Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình mới: Nếu lập trình viên muốn tìm hiểu ngôn ngữ lập trình mới, ChatGPT có thể cung cấp thông tin về cú pháp, tính năng, và các ví dụ minh họa để giúp họ nắm bắt cơ bản.
- Soạn thảo mã nguồn: Lập trình viên có thể sử dụng ChatGPT để đề xuất mã nguồn cho một tác vụ cụ thể hoặc để kiểm tra tính đúng đắn của đoạn mã.
- Giải đáp thắc mắc về công nghệ và frameworks: Lập trình viên có thể đặt câu hỏi liên quan đến công nghệ, frameworks, thư viện và các khái niệm lập trình khác để có được sự giải đáp từ ChatGPT.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ChatGPT không thể thay thế hoàn toàn sự chuyên sâu của một chuyên gia lập trình và có thể tạo ra thông tin không chính xác. Sử dụng cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng là quan trọng khi tích hợp sự hỗ trợ từ mô hình này vào quá trình phát triển phần mềm.
Hướng dẫn tạo plugin WordPress với sự hỗ trợ của ChatGPT
Như ở phần mở đầu đã giới thiệu, mình sẽ hướng dẫn bạn tự tạo một plugin WordPress nhờ sự hỗ trợ của ChatGPT một cách nhanh chóng.
Ví dụ mình đang cần tạo một plugin thông báo bảo trì website, và khi mình bật plugin này, người dùng sẽ không thể truy cập vào website để đọc được nội dung mà chỉ thấy được thông báo bảo trì.
Trước tiên, mình sẽ truy cập vào https://chat.openai.com/ và đăng nhập, nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký hoàn toàn miễn phí.
Sau đó, mình bắt đầu gửi yêu cầu về plugin mình muốn tạo cho ChatGPT. Và dưới đây là câu trả lời mình nhận được.
Mình bắt đầu làm theo như hướng dẫn của ChatGPT, mình truy cập vào nơi chứa source code của website, tiếp đến truy cập vào thư mục wp-content/plugins.
Mình tạo một thư mục tên là maintenance-notification nằm trong wp-content/plugins.
Tiếp theo, mình truy cập vào thư mục maintenance-notification và tạo một file là maintenance-notification.php
Mình thêm vào bên trong nội dung file maintenance-notification.php với nội dung code mà ChatGPT đã cung cấp sau đó lưu file lại.
Quay trở lại trang quản trị WordPress, bạn có thể thấy plugin bạn vừa tạo đã được cài đặt, tiếp theo mình sẽ Active plugin này.
Dưới dây là kết quả sau khi plugin được active, như yêu cầu trước đó mình đã gửi cho ChatGPT về chức năng của plugin muốn tạo, người dùng khi truy cập vào website sẽ chỉ thấy được thông báo bảo trì và không thể thao tác và xem được nội dung gì khác.
Còn phía tài khoản quản trị (admin) WordPress vẫn có thể xem và chỉnh sửa nội dung bình thường.
Như vậy, HOSTVN đã ví dụ cho bạn về cách tạo một plugin WordPress nhờ sự hỗ trợ của ChatGPT.
Lưu ý: Đây chỉ là một ví dụ đơn giản, và ChatGPT chỉ là công cụ hỗ trợ. Việc tạo một plugin tối ưu, có chức năng tốt vẫn phải phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức lập trình của bạn.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm các dịch vụ Web Hosting, Cloud VPS, Server, Email Business do chúng tôi cung cấp hoặc xem các bài viết chia sẻ khác của chúng tôi tại đây