Sức mạnh của Internet đang phủ sóng mạnh mẽ trên toàn cầu. Vì thế, thiết kế giao diện bán hàng trên WordPress rất được ưa chuộng hiện nay. Chỉ cần một vài cú click chuột đơn giản, bạn đã có thể xây dựng cho mình một trang web bao gồm tất cả những tính năng mà doanh nghiệp nào cũng cần khi bán hàng.
Từ lý do trên, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên sở hữu một trang web để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình với hàng triệu người dùng trực tuyến. Hãy theo chân Chili để tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Bài viết liên quan:
Tại sao nên bắt đầu bán hàng với website wordpress?
Như bạn đã biết, việc sử dụng wordpress làm website thương mại là rất phổ biến vì những ưu điểm nổi trội của nó. Trong quá trình xây dựng wordpress, bạn có thể phát huy hết các chức năng của website thương mại điện tử thông qua những đặc điểm sau:
- Tiết kiệm chi phí: WordPress có rất nhiều themes miễn phí và có sẵn. Chính vì thế, bạn có thể thiết kế trang web của riêng mình với giao diện bán hànghoàn toàn miễn phí. Miễn là nội dung trang web của bạn hoàn chỉnh, khách hàng của bạn có thể chỉ cần truy cập trang web của bạn để biết thông tin họ cần và bạn có thể chỉ cần liên lạc với họ qua biểu mẫu trực tuyến hoặc email.
- Thời gian xây dựng ngắn: Bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian khi thiết kế một trang web trên WordPress. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, dễ hiểu và dễ vận hành nên người dùng không cần hiểu các kiến thức lập trình cao cấp.
- Là nền tảng mã nguồn mở: WordPress là một hệ thống mã nguồn mở để xuất bản các blog hay trang web được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL. WordPress được biết đến là CMS không những giúp thiết kế website miễn phí mà còn rất dễ sử dụng và phổ biến nhất trên thế giới.
Được thiết lập bằng hệ thống quản lý rất đơn giản, tất cả các mục như bài viết, giao diện, cài đặt,… đều được sắp xếp dễ hiểu, khoa học và hợp lý, phù hợp với người mới bắt đầu.
- Nhiều themes về e-commerce dễ dàng sử dụng: Trong thời đại hiện nay, themes ngày càng đa dạng và đồ sộ, có mặt khắp nơi trên thị trường “béo bở”. Đây chính là lý do giúp bạn dễ dàng chọn lựa cho website một themes về e-commerce thích hợp trong nhiều gói giao diện bán hàngđã sẵn có.
- Cộng đồng lớn, dễ dàng tìm kiếm sự hỗ trợ:Theo một số nghiên cứu, cứ 4 người đi mua hàng thì sẽ có khoảng 3 người sử dụng tính năng tìm kiếm trên Internet để tìm được mặt hàng mà họ mong muốn. Vì thế, các nền tảng bán hàng phát triển rất mạnh mẽ trong thời đại hiện nay. Nhờ vậy, bạn có thể tiếp cận các website để học hỏi thêm kinh nghiệm và thủ thuật để xây dựng trang web cho chính mình.
- Dễ tối ưu chuẩn SEO thu hút khách hàng: Việc tối ưu SEO các bài đăng trên website chính là một cách thức tuyệt vời để khách hàng có thể tìm được sản phẩm “chân ái” của mình. Đồng thời doanh nghiệp có thể tăng thứ hạng đánh giá trên Google, xây dựng độ uy tín và thể hiện trình độ chuyên môn cũng như độ tin cậy của doanh nghiệp.
- Plugin sẵn có tiện lợi (thanh toán, đăng nhập, social media,…): Có thể nói Plugin giống như một công cụ không thể thiếu khi đã dùng WordPress. Khi bạn muốn làm SEO cho website thì bạn cũng cần có Plugin, muốn tạo Popup hay trang bán hàng thì bạn cũng phải sử dụng Plugin WordPress
Ngoài ra WordPress còn sở hữu nhiều giao diện bán hàng có sẵn để bạn sử dụng và chỉnh sửa ngay lập tức. Chỉ với một vài cú nhấp chuột, bạn có thể chỉnh sửa bất kỳ mục nào trên trang hoặc thay thế nó theo nhu cầu của riêng bạn.
Các bước để đi đến đơn hàng đầu tiên
Bước 1: Thiết lập cơ bản cho website
Nếu như trang web là ngôi nhà lớn, thì tên miền chính là địa chỉ của ngôi nhà. Cũng giống như ngôi nhà chỉ có một địa chỉ riêng, thì website chỉ có một tên miền duy nhất.
Tên miền chính là tên thương hiệu của website. Vì vậy, tên miền càng dễ nhớ bao nhiêu thì càng lưu giữ “dấu ấn thương hiệu” trong tâm trí khách hàng bấy nhiêu. Qua đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có hiểu biết nhất định về việc chọn lựa các loại tên miền.
Tiếp đến, hosting cũng là một bước không kém phần quan trọng để xây dựng website. Đây là nơi bạn lưu trữ trang web của mình. Ví tên miền là địa chỉ để khách hàng nhận biết trang web, thì hosting giống như mảnh đất đóng vai trò quan trọng để giữ chân khách hàng qua cách bạn xây dựng ngôi nhà.
Bước 2: Thiết kế website theo dạng e-commerce (themes, plugin,..)
Hãy tưởng tượng rằng, trong giai đoạn bắt đầu tạo lập trang web, nếu chỉ có tên miền và hosting, chắc chắn “ngôi nhà” sẽ trông rất thô sơ và sẽ không để lại ấn tượng nơi khách hàng. Do đó, bạn cần bổ sung thêm nhiều giao diện bán hàng cho website có màu sắc ấn tượng và bố cục dễ nhìn để tạo hứng thú cho người tiêu dùng khi mua hàng trên website của bạn.
Bạn đã hoàn tất việc cài đặt giao diện cho trang web của bạn? Bây giờ, hãy thử cài đặt thêm một số ứng dụng nhằm giúp cho trang web của bạn có nhiều tính năng hơn. Bởi lẽ, website của bạn khi mới tạo lập là một “mảnh đất trống” khi chưa được thêm bất kỳ tính năng nào.
Cách để mở rộng tính năng của website đó chính là việc cài đặt plugin. Plugin là những thứ giúp trang web của bạn phát triển vượt bậc, vì nó có thể cung cấp và bổ sung các tính năng sau:
- Tăng tốc độ tải trang của trang web của bạn nhanh hơn
- Giảm kích thước hình ảnh để làm cho trang web của bạn nhanh hơn
- Ngăn chặn bình luận rác trên trang web.
- Thống kê lưu lượng truy cập trang web của bạn
Hãy lưu ý rằng, trong giai đoạn bắt đầu tạo website, bạn không nên cài đặt quá nhiều plugin. Vì cài nhiều plugin sẽ khiến website của trở nên quá tải và khiến trang phải tải (load) rất lâu.
Bước 3: Xây dựng nội dung nền chuẩn SEO
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, nội dung chất lượng là nền tảng của sự thành công trong SEO. Nếu bạn không có nội dung chất lượng cao mà các công cụ tìm kiếm mong muốn, thứ hạng SEO và người đọc của bạn có thể bị giảm mạnh.
Bên cạnh đó, nếu như khách hàng mục tiêu của bạn không thể tìm thấy thông tin mà họ mong muốn tìm kiếm, thì ngay cả nội dung tốt đến đâu cũng không thể giữ chân khách hàng lại. Đây là lý do tại sao doanh nghiệp nên xây dựng nội dung gần gũi với SEO mà mọi người có thể dễ dàng tiếp cận.
Bước 4: Đăng sản phẩm (hình ảnh, video, review, description, giá cả,…)
Liệu bạn có biết điều gì sẽ giữ chân khách hàng tìm mua sản phẩm trên website? Bên cạnh việc đi đôi với SEO, tối ưu hóa hình ảnh, video, review, description, giá cả trên website chính là công cụ hỗ trợ trang web của bạn trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn và có nhiều thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Bước 5: Quản lý đơn hàng, thanh toán thông qua plugin
Bạn có một trang wordpress tuyệt vời và muốn sử dụng nó để quản lý đơn bán hàng cũng như thanh toán cho khách hàng? Vì vậy, plugin WordPress có thể đáp ứng nhu cầu của bạn.
Plugin WordPress cho phép bạn truy xuất tất cả thông tin về đơn đặt hàng và sản phẩm từ WordPress chỉ với một cú nhấp chuột. Nó cũng cho phép bạn xác định các chức năng để bạn có thể điều chỉnh, cho phép bạn tạo và lưu giữ thông tin trên hóa đơn khi bán hàng.
Khi trạng thái đơn hàng thay đổi, plugin WordPress cũng sẽ tự động gửi email. Nó có thể tùy chỉnh 100% và có thể quản lý hoàn hảo các giai đoạn thanh toán khác nhau.
Mong rằng qua bài viết này của Chili, bạn đã có thể lựa chọn được giao diện bán hàng thích hợp để xây dựng website của mình một cách hiệu quả. Hy vọng bạn có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn và đạt được doanh thu cao với một trang web chuyên nghiệp và thu hút nhiều người truy cập.