**Lý thuyết (00:00 – 16:00)
**Bài tập:
Câu 3 (16:01 – 16:59): Cho viên bi Fe vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, sắt sẽ bị ăn mòn:
A. nhanh dần B. tốc độ không đổi C. không xác định được D. chậm dần
Câu 7 (17:00 – 21:20): Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa trong 4 thí nghiệm sau là:
(1) Cho Fe vào dung dịch FeCl2
(2) Cho Fe vào dung dịch CuSO4
(3) Cho Fe vào dung dịch FeCl3
(4) Cho Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi cho vào dung dịch HCl
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 12 (21:21 – 23:23): Cho bột sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát thấy là:
A. Bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu. B. Khí ngừng thoát ra (do Cu bao quanh Fe).
C. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu. D. Dung dịch không chuyển màu.
Câu 15 (23:24 – 26:07): Cho các hợp kim sau: Cu – Fe (1), Zn – Fe (2), Fe – C (3), Sn – Fe (4). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 4