Kênh đào Suez và Panama là hai trong số những công trình mang ý nghĩa lịch sử nhất của nhân loại. Nó không những giúp hàng hóa được thông thương giữa các quốc gia, mà còn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các bên. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tóm tắt quá trình xây dựng 2 công trình nổi tiếng này, chúng ta bắt đầu nhé!
Kênh đào Suez là tuyến đường thủy rất quan trọng đối với thương mại quốc tế, Nó giúp rút ngắn 12.000km khi đi từ London (Anh) tới Mumbai Ấn độ, thay vì mất 17 ngày để đi qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi; họ chỉ mất khoảng 12-16 tiếng để qua kênh đào. Đồng thời, nó cung cấp một lối đi tắt từ Châu Âu sang Châu Á, từ Bắc Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương. Tóm lại, nó giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển, từ đó giúp giảm giá thành của hàng hóa giao thương.
Hiện nay, có khoảng 50 tàu đi qua kênh đào mỗi ngày, trung bình mỗi tàu sẽ phải trả phí 300.000 đô la. Từ đó, giúp cho Ai Cập có một khoản thu trung bình hàng năm khoảng 5,5 tỷ đô la, gấp 2,5 lần doanh thu của kênh đào Panama.
Kênh Panama có vai trò rất quan trọng trong việc giao thương qua đường biển giữa các quốc gia trên thế giới. Nó giúp rút ngắn 15.000 km khi đi từ bờ biển phía đông sang phía tây của Hoa kỳ, thay vì mất 22 ngày để đi vòng qua eo biển Cape Horn ở Nam Mỹ, họ chỉ mất 8-10 giờ để đi qua kênh đào.
Không chỉ quan trọng vs nước Mỹ, việc vận chuyển hàng hóa qua lại giữa các quốc gia từ Thái Bình Dương tới Đại Tây Dương cũng trở nên dễ dàng hơn. Vừa tiết kiệm được thời gian, lại tiết kiệm được chi phí và hạn chế nguy hiểm khi đi vòng qua eo biển Nam Mỹ.
Hiện nay, có khoảng 25 quốc gia vs 14.000 tàu/năm thường xuyên vận chuyển hàng hóa qua kênh đào Panama. Nhiều nhất là Mỹ, tiếp theo là các tàu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Chile, Triều Tiên, Ecuador, Peru, Mexico,Colombia và Canada. Mỗi tàu đi qua kênh phải trả phí dựa trên kích thước và khối lượng hàng hóa mang theo. Chi Phí trung bình là 150.000 đô la; cao nhất mà tàu chở hàng phải trả trong một chuyến là 1,1 triệu đô la.
Con tàu lớn nhất từng đi qua Panama là Neopanamax TRITON, thuộc sở hữu của một công ty vận tải Hy Lạp. Nó có chiều rộng 51,2 mét, chiều dài 369 mét và đi qua kênh vào ngày 15 tháng 5 năm 2019.
——————————————————————————————-
★ Đăng ký kênh :
★ Facebook:
★ Gmail: nguyenthanhnhan230@gmail.com
——————————————————————————————-
Đây là kênh khám phá những kiến thức mới, những điều kỳ lạ, bí ẩn, độc đáo, mới lạ, khó tin, động vật và những điều thú vị khác..
Trên hết tất cả là mang đến kiến thức thú vị, giúp mọi người học được nhiều điều mới và thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi căng thẳng!
——————————————————————————————————
If any owners has an issue with any of the uploads please get in contact (nguyenthanhnhan230@gmail.com) and it will be deleted immediately. Thank you for your coopertation.
Nếu có bất cứ vấn đề nào liên quan đến bản quyền nội dung, hình ảnh… vui lòng liên hệ với tôi theo địa chỉ (nguyenthanhnhan230@gmail.com) để giải quyết nhé! Tôi sẽ cùng làm việc nhanh và trên tinh thần hợp tác nhất có thể!
Các công trình lớn và quan trọng nhất vào dự phát triển của nhân loại đều do phương Tây khởi xướng và thực hiện
Ad ơi ad nghiên cứu từ những tài liệu nào thế ạ
Thật ra không hẳn là do mực nước hai đại dương chênh lệch nhau đâu, trong video cái ông người Pháp gì đó nói “Thầu một công trình vượt quá khả năng”. Vượt quá khả năng ở đây tức là do khối lượng công việc là quá lớn, cộng thêm việc cứ đào đến đâu, đất cát lại sụp lún xuống như cũ. Nhìn sang kênh đào Suez, mặt đất nơi đó tương đối bằng phẳng, lại ít đoạn chạy qua ao, hồ nên ta có thể đào thẳng một mạch từ đầu đến cuối. Còn bên kênh Panama thì khác, nơi đó sông núi rất nhiều, nên đào một đường thẳng qua không phải là một công việc khả thi ở thời điểm đó. Người Mỹ khi được nhận công trình từ tay Pháp mới nhận ra, “Thay vì đào thẳng qua núi cho tàu chạy qua, sao mình không nâng mấy con tàu lên cho bằng núi nhỉ?”, nên người Mỹ đã tạo ra hệ thống nâng tàu. Điều này giúp giảm rõ rệt khối lượng công việc và việc đất đã sụp lún, nên người Mỹ mới có thể hoàn thành kênh đào. Tóm lại, theo những thông tin mình tìm hiểu được thì nguyên nhân có hệ thông nâng tàu ở kênh đào Panama là do địa hình không cho phép đào thẳng, chứ không hẳn do mực nước hai đại dương chênh lệch.
Thông tin ở 3:20 "do chênh lệch mực nước biển giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nên phải có hệ thống âu tàu… Là k đúng nhé". Nguyên nhân chính là do kênh đào đi qua vùng núi để hạn chế khối lượng đào đất nên mới làm âu tàu như bây giờ. Chứ mực nước biển 2 Đại Dương chênh lệch k đáng kể để phải làm âu tàu. Và hình bạn mô tả âu tàu cũng k đúng thực tế.
làm âu tàu ko phải vì mực nước biển giữa 2 đại dương chênh lệch mà vì địa hình của Panama cao, ko thể nạo vét như kênh Suez được. đã gọi là mực nước biển thì làm sao mà có sự chênh lệch lớn đến cả trăm mét được. kênh nên tìm hiểu kỹ trước khi xây dựng nội dung.
Theo nguồn từ Second Edition Skillful 3 của Macmillan education thì kênh đào panama khởi công xây dựng năm 1880 do người pháp. Đến năm 1902 Mỹ đảm nhiệm. Vào năm 1914, Kênh đào đc hoạt động.
Hi ecua ado cả ba đã
115 nghìn tỷ VND /1năm
đi làm cho vui rồi đỏ
Mình hôm cũng xem KÊNH của bạn, hay va được biết thêm nhiều, có ai nhiều tiền mà tới tới đc những nơi này
Sao kỳ vậy, vùng biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương tự dưng chênh lệnh?
Rat hai va lai rât hay hop ly
Trả 300k đô tương đương với 6 tỷ 9 để qua kênh đào luôn à mn
có thêm 1 con kênh đào dài nhất nhì thế giới gần 2000km,nối phía bắc và nam trung quốc sông hoàng hà,,,,thời nhà tùy thì phải,,dành cho mấy cha nội quan lại, có vua càng long du ngoạn non nước hữu tình của đông ngô 1 thời.đào xong dân đói khổ nhà tùy sụp đổ.
1 chuyến 300.000$ ~ 7 tỏi hả các bác? Sao cao vl thế.
Rõ ràng dễ hiểu.thank
Haha" từ nay kênh đào Suez là của tao"
Bạn nói rất hay
Sao lại đi chỉ mất 10h đc
Ae cũng đừng tin thằng này tất cả nhá, cho là quãng đường còn 7800km mà nó nói thời gian rút ngắn còn 12-16 tiếng tính ra vận tốc trung bình ~557km/h :)) tàu hay máy bay ?
Nói chung người Pháp tầm nhìn của họ giỏi thật
"Từ nay kênh đào là của tao " 🤣🤣🤣
Kênh pa na ma sử lại rồi à trước đây chỉ rộng có 32 mét thôi .
Không có cái gì gọi là chênh lệch mực nước giữa 2 đại dương cả. Thật ra âu tàu dùng để khắc phục chênh lệch mực nước trong kênh (cao hơn) và ngoài đại dương (thấp hơn)
Cho mình hỏi các tàu của TQ, Nhật, HQ, Úc… vận chuyển hàng đến Mỹ có đi băng qua Thái Bình Dương ko? Hay đi qua eo biển Malacca, Ấn độ dương, Đại tây dương?
Rất hay. Tks add
Các bác cho e hỏi ngu cái… sẽ như thế nào nếu như mở đập cho nước chảy từ thái bình dương qua đại tây dương ???
Ở nơi mình cũng có kênh đào của pháp vậy. Kênh xáng xà no.
1 tieg đi dc 320km vc nhỉ
7.9 nghin km mà đi đường sông hết co 19 tieg thôi à nhanh hơn đường bộ à
tại sao kênh đào k đào ngang mực nước biển ạ
Giọng nghe chán vãi chưởng