[Info] Danh sách plugins tốt nhất cho WordPress năm 2019


Trong bài viết kỳ này chúng ta sẽ tìm hiểu qua các plugins tốt nhất cho WordPress mà HOSTVN đã sàng lọc và đảm bảo an toàn cho website của bạn.

Plugins tốt nhất cho WordPress – Nói đến plugins thì chắc hẳn ai đã và đang sử dụng WordPress đều biết rồi, nó là một phần không thể thiếu và gắn liền với WordPress. Plugins có thể hỗ trợ bạn tối ưu Onpage, bảo mật website, trình chỉnh sửa giao diện,… thậm chí cả hỗ trợ Marketing.

Tuy nhiên nó cũng là con dao 2 mặt với website của bạn. Nếu bạn quá phụ thộc vào plugins, nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới độc độ truy cập website và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới bảo mật trên website của bạn. Vì vậy, hãy chỉ chọn lựa 1 số plugin mà bạn cảm thấy phù hợp.

Trong bài viết kỳ này chúng ta sẽ tìm hiểu qua các plugins tốt nhất cho WordPress mà HOSTVN đã sàng lọc và đảm bảo an toàn cho website của bạn.

plugins tốt nhất cho wordpress

Tiêu chí lựa chọn plugins tốt nhất cho WordPress là gì?

Có thể bạn đã biết, WordPress có một kho plugins khổng lồ do cộng đồng phát triển. Vậy để lựa chọn được plugins tốt nhất thì có khác gì mò kim đáy biển đâu…?
Đừng lo, bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được những ứng cử viên sáng giá nhất. Tiêu chí ở đây sẽ bao gồm:

  • Số người sử dụng: Với 1 plugins tốt chắc chắn sẽ kèm theo đó là lượng người dùng đông đảo. Giữa plugin A có 100.000 người sử dụng và plugin B có 1000 người sử dụng thì bạn sẽ chọn plugin nào? Là tôi thì sẽ chọn plugin A. Nhưng đó chỉ mới là tiêu chí đầu, hay xem thêm các tiêu chí bên dưới.
  • Tỷ lệ đánh giá: Tiêu chí này cũng rất quan trọng, nó sẽ cho bạn biết mức độ hiệu quả và sự hài lòng đối với khách hàng.
  • Review của người dùng: Cũng là một phần như tỷ lệ đánh giá bên trên, mục review sẽ cho biết cảm nhận của người dùng khi sử dụng
    plugin. Bạn có nghi ngờ với plugin được đánh giá 5 sao áp đảo người khác như bên dưới?
  • Thời gian cập nhật: Ý nghĩa của thời gian cập nhật là cách người tạo ra plugin chăm sóc đứa con của họ như thế nào. Bạn có muốn sử dụng plugin mà 2-3 năm trời không có bất cứ cập nhật gì mới? Vẫn được! Bạn vẫn có thể dùng nhưng không ngoài việc nó đang có một đống lỗ hổng bảo mật chưa được khắc phục. Giải pháp tốt nhất mà tôi khuyên bạn là: “Em rất tốt nhưng anh rất tiếc!”
  • Dễ sử dụng: “Mình thấy plugin này đáp ứng được nhu cầu của mình lại cả đánh giá tốt nữa nhưng mà khó sử dụng quá, chắc mình tìm plugin khác.” – Bạn đừng nên có những suy nghĩ như thế này. Nếu nó khó, hãy hỏi cộng đồng, các nhóm trên mạng xã hội hoặc ông lớn Google như: “hướng dẫn sử dụng plugin woocommerce“.  Đây là gợi ý, không phải tiêu chí.
Lưu ý:

  • Nếu chưa biết cài plugin, hãy xem Hướng dẫn cài đặt plugins cho website WordPress
  • Danh sách plugins sẽ được cập nhật định kỳ. Hãy lưu lại bài viết nếu thấy có ích cho bạn.
  • Không bắt buộc phải cài tất cả plugins có trong bài. Tùy vào lĩnh vực website của bạn, hãy cài những plugins cần thiết.
  • Hướng dẫn sử dụng plugin xxx” – Hãy sử dụng để hỏi Google nếu bạn chưa rõ cách sử dụng plugin nào đó.

Và không dài dòng nữa, sau đây ta sẽ đi vào phần chính của bài viết này.

Danh sách plugins tốt nhất cho WordPress 2019

1 – Akismet

Bạn có muốn website bị người khác spam không? Tôi thì không.

Được phát triển bởi Automattic – Công ty đứng sau WordPress.com và với hơn 5 triệu lượt sử dụng cũng như tỷ lệ được đánh giá 5 sao cực cao, sẽ không có quá nhiều nghi ngờ cho plugin này. Nó sẽ giúp bạn lọc rác từ các bình luận cũng như các mẫu liên hệ. Bộ lọc này được hoạt động bằng cách thu thập thông tin từ tất cả các website tham gia sử dụng nó; do đó có thể thấy bộ lọc sẽ ngày càng phát triển.

Khuyên dùng: Có thể sử dụng cho mọi loại website.

2 – Jetpack

Bảo mật, hiệu suất, dễ dàng quản lý website là 3 chức năng chính mà Jetpack mang tới cho bạn.

Cũng là sản phẩm của Automattic, Jetpack bảo vệ website của bạn 24/7, hạn chế các cuộc tấn công dò mật khẩu cũng như đăng nhập không hợp lệ. Một số tính năng chính có thể kể đến như:

  • Phân tích và xuất thông tin thống kê website
  • Bảo vệ website 24/7
  • Giám sát downtime/uptime cho website
  • Chống Spam

Ngoài ra Jetpack còn có phiên bản trả phí với những tính năng ưu việt hơn. Bạn có thể tham khảo nâng cấp nếu có nhu cầu.

Khuyên dùng: Có thể sử dụng cho mọi loại website.

3 – Classic Editor

plugins tốt nhất cho wordpress

Đây chỉ là trình soạn nội dung căn bản thôi nhưng sao lại có mặt trong danh sách này?

Từ phiên bản WordPress 5.0 trở đi thì trình soạn nội dung đã thay đổi giao diện hầu như là 90%. Việc bất tiện và khá khó sử dụng ở phiên bản mới khiến người dùng buộc phải chuyển về phiên bản cũ để sử dụng. Và từ khi đó lượng người dùng tìm tới Classic Editor tăng chóng mặt, tính tới thời điểm hiện tại đã hơn 5 triệu lượt cài đặt.

Nếu bạn đã quen sử dụng giao diện mới và không muốn trở về giao diện cũ thì có thể bỏ qua plugin này. Còn ngược lại thì bạn có thể tham khảo kích hoạt để quay trở lại giao diện cũ.

Khuyên dùng: Cho người dùng không quen soạn thảo trên giao diện mới.

4 – wpDiscuz

plugins tốt nhất cho wordpress

Bạn có còn đang sử dụng bình luận mặc định của WordPress không? Với tôi nó khá thiếu thẩm mỹ và hạn chế rất nhiều tính năng.

Do đó nếu bạn cần tăng trải nghiệm người dùng thì có thể tham khảo thay thế giao diện bình luận này đi, và wpDiscuz đang là ứng cử viên sáng giá nhất. Plugin này được thiết kế nhằm thay thế cho khung bình luận khô khan của WordPress.

Không chỉ thay đổi khung bình luận, nó còn đem đến hàng tá tính năng mạnh mẽ khác như là bình luận theo thời gian thực dựa trên công nghệ AJAX cũng như tùy biến được thêm nhiều trường khác nhau giúp khung bình luận trở nên chuyên nghiệp hơn.

Khuyên dùng: Có thể dùng cho mọi loại website

5 – WooCommerce

plugins tốt nhất cho wordpress

Với những trang thương mại điện tử hay nói đơn giản hơn là bán hàng thì WooCommerce đang là sự lựa chọn tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Plugin này cho phép bạn quản lý các sản phẩm vật lý hoặc sản phẩm số. Nó còn mang tới cho bạn tất cả những tính năng mà website bán hàng cần phải có.

Khuyên dùng: Website muốn buôn bán sản phẩm hoặc dịch vụ

6 – Plugin tạo cache

Plugin tạo cache

Tốc độ website là yếu tố ảnh hưởng tới việc khách hàng có vào website của bạn hay không. Bạn có muốn vào website mà cứ quay mãi không vào được? Còn tôi thì không.

Và giải pháp cho vấn đề này là cache, plugin này sẽ lưu một phiên bản trên bộ nhớ và phản hồi tới người dùng ngay khi họ truy cập vào. Nó đã và đang là vũ khí lợi hại để chống lại việc website chạy chậm.

Hiện này có khá nhiều plugins cache mà bạn có thể tham khảo như: WP Super Cache, W3 Total Cache, Litespeed Cache, WP Rocket,… và khá nhiều loại khác nữa. Tuy nhiên ở bài viết này mình sẽ giới thiệu tới các bạn 3 loại plugin mà theo đánh giá của mình là nên dùng nhất.

W3 Total Cache:

Plugin bao gồm 2 phiên bản là có phí và miễn phí. Tuy nhiên ở bản miễn phí đã bao gồm rất nhiều tính năng mạnh mẽ cho website của bạn.
Xét về hỗ trợ, tính năng cũng như chức năng thì theo đánh giá của mình W3 Total Cache áp đảo hoàn toàn WP Super Cache. Và khi sử dụng W3 Total Cache bạn còn có thể kết hợp với CloudFlare nhằm tăng cường tối đa hiệu quả.

Xem thêm: Kết hợp W3 Total Cache và CloudFlare tăng tối đa hiệu suất (Updating…)

WP Rocket:

Đáng lẽ WP Rocket sẽ không nằm trong danh sách này vì nó có phí. Tuy nhiên nó cũng là sự lựa chọn đáng tham khảo nếu như bạn có nhu cầu. Do chi phí khá đắt đỏ nên số người biết tới cũng như sử dụng không thật sự cao.

Litespeed Cache: 

Sự lựa chọn hoàn hảo trong phân khúc miễn phí và có phí. Tại sao lại như vậy?

Miễn phí: Bạn sẽ không mất 1 đồng nào khi sử dụng plugin này cả, chỉ cần hosting hoặc máy chủ của bạn có Litespeed WebServer là có thể kích hoạt được.
Có phí: Nếu bạn đang dùng máy chủ và muốn dùng Litespeed Cache, bạn cần phải mua bản quyèn Litespeed WebServer. Tuy nhiên nếu bạn dùng hosting có tích hợp sẵn Litespeed WebServer như WordPress Hosting tại HOSTVN, bạn sẽ chẳng phải mất thêm một chi phí nào.

Lúc này, bạn chẳng có lý do gì để bỏ tiền ra sử dụng plugin trả phí như WP Rocket khi mà Litespeed Cache đã và đang làm việc thậm chi tốt hơn. Ta sẽ điểm sơ qua một vài tính năng chính như sau:

  • Tải trễ ảnh/iframe
  • Tải CSS/JS bất đồng bộ
  • Kết hợp CSS, Javascript
  • Dọn dẹp và tối ưu cơ sở dữ liệu
  • Browser Cache
  • Hỗ trợ CDN
  • HTTP/2 Push cho CSS và JS (tải trước CSS, JS khi website sử dụng giao thức HTTP/2)

Khuyên dùng: Có thể dùng cho mọi loại website

7 – Plugin hỗ trợ SEO

Plugin hỗ trợ SEO

Nói đến đây chắc hẳn bạn sẽ nghĩ tới Yoast SEO đúng không? Vâng, nó vẫn đang là sự lựa chọn được khuyên dùng nhất thời điểm hiện tại. Vì SEO thay đổi liên tục nên việc tìm kiếm 1 plugin hỗ trợ rất quan trọng.

Yoast SEO vận hành qua hệ một hệ thống độc nhất và nhẹ nhàng, bạn sẽ biết được nội dung của bạn sẽ thế nào với trình tìm kiếm. Hơn nữa, nó còn giúp bạn tối ưu tính dễ đọc của bài viết, nghĩa là nó không chỉ hỗ trợ cho việc SEO, nó còn tối ưu cho người đọc nữa. Yoast SEO có 2 phiên bản là miễn phí và có phí. Một vài tính năng chính bạn có thể tham khảo:

  • Phân tính trang và post WordPress để xác định điểm yếu SEO.
  • Cập nhật kết quả trang với những thay đổi SEO đã được áp dụng.
  • Tạo XML Sitemaps.
  • Tạo breadcrumbs tương thích với WordPress themes.

Ngoài plugin kể trên thì ta còn có tân binh mới nổi là Rank Math SEO – sản phẩm của MyThemeShop. Rank Math SEO đang được cho là sát thủ đối với các plugin SEO đang có trên thị trường. Do là tân binh nên nó được tích hợp sẵn các công cụ mà chỉ có ở bản Premium ở những plugin khác, và cũng vì lý do đó người dùng đang chuyển từ Yoast SEO sang khá nhiều.

Ta sẽ cùng điểm qua một số ưu điểm của Rank Math SEO:

  • Plugin miễn phí nhưng có các tính năng của Premium plugin SEO khác
  • Cung cấp sẵn Set up Wizard, hướng dẫn cài đặt theo từng bước dễ dàng cho người mới
  • SE0 cùng 1 lúc 5 từ khoá khác nhau trong 1 bài post
  • Giao diện đơn giản trực quan khi sử dụng
  • Bao gồm tất cả những tính năng cao cấp của On-page SEO như rich snippet, schema, sitemap, redirection …
  • Thống kê & theo dõi Google Keyword ranking. Bạn sẽ biết được keyword của mình được xếp hạng như thế nào trên SERPs
  • Full Schema Codex: giúp Google dễ dàng hiểu nội dung bài viết của bạn hơn

Khuyên dùng: Có thể dùng cho mọi loại website

8 – iThemes Security

iThemes Security

Mình đã dùng qua khá nhiều plugins bảo mật khác nhau và cuối cùng đã dừng lại ở iThemes Security. Nó là một trong những plugin đa năng và bảo vệ rất tốt cho website của bạn. Ta có thể điểm qua một số chức năng ở bản miễn phí như:

  • Chăn truy vấn tới các liên kết 404 trên website
  • Thay đổi Database Table Prefix
  • Database Backups
  • Phát hiện các tập tin bị thay đổi trên mã nguồn: đặc biệt tốt với các website ít chỉnh sửa, nếu bị tấn công chèn code thì sẽ có thông báo ngay.
  • Ẩn đường dẫn admin
  • Bảo vệ Local Brute Force/Network Brute Force
  • Bảo vệ các tập tin hệ thống
  • … và nhiều chức năng khác.

Ngoài ra nó còn có phiên bản có phí với các chức năng nâng cao hơn như: Quét mã độc định kỳ, reCAPTCHA, xác thức 2 bước,…

Khuyên dùng: Có thể dùng cho mọi loại website

9 – Polylang

Polylang

Bạn đang làm website nhiều ngôn ngữ nhưng chưa biết phải làm thế nào? Đừng lo, Polylang có thể giúp bạn.

Nó cho phép bạn tạo thêm nhiều ngôn ngữ khác trên website của bạn. Hỗ trợ hiển thị nút chuyển trên giao diện website, tạo menu nhiều ngôn ngữ, tạo bài viết và trang nhiều ngôn ngữ,…

Ngoài Polylang thì nếu bạn muốn plugin nhiều chức năng thêm có thể tham khảo WPML, tuy nhiên đây là bản có phí.

Khuyên dùng: Có thể dùng cho mọi loại website

10 – Contact Form 7

Contact Form 7

Một trong những plugin hay cho WordPress thì không thể thiếu Contact Form rồi. Nó là chìa khóa để bạn giao tiếp với khách truy cập. Và Contact Form 7 là plugin sẽ giúp bạn thêm hoặc tùy chỉnh form liên hệ vào trong website WordPress của bạn.

Khuyên dùng: Có thể dùng cho mọi loại website

11- WP Mail SMTP

Đã bao giờ bạn gặp trường hợp website đã thiết kế xong rồi nhưng lại không gửi được mail chưa? Hoặc mail gửi đi rồi nhưng lại vào spam hoặc lạc đi đâu mất? Nguyên nhân là do bạn chưa cấu hình SMTP.

Khi bạn sử dụng hosting/vps thì chức năng gửi mail mặc định trên dịch vụ không thực sự tốt, nói chính xác là khó có thể hỗ trợ cho website bạn gửi mail được. Do đó bạn cần phải tìm giải pháp thay thế và SMTP chính là giải pháp thay thế này.

Bạn có thể sử dụng SMTP của Gmail, Zoho hay Yandex hoặc dịch vụ email riêng của bạn đều được. Nó sẽ đảm bảo việc gửi đi đạt hiệu quả cao nhất.

Lời kết

Plugin là một phần không thể thiếu khi sử dụng website WordPress. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn được phần nào, và cũng đừng quên Tùy theo nhu cầu sử dụng hãy chọn những plugin phù hợp mà hạn chế tối đa những plugin không cần thiết.

Bài viết này sẽ cập nhật thêm nhưng plugin mới định kỳ, nếu thấy có ích hãy lưu và quay lại sau nhé.

Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết này.

Viết một bình luận

bahis10bets.com betvole1.com casinomaxi-giris.com interbahis-giris1.com klasbahis1.com mobilbahisguncelgiris1.com piabetgiris1.com tipobettgiris.com tumbetgiris1.com betboro 1xbet giriş
bahis10bets.com betvole1.com casinomaxi-giris.com interbahis-giris1.com klasbahis1.com mobilbahisguncelgiris1.com piabetgiris1.com tipobettgiris.com tumbetgiris1.com betboro 1xbet giriş
antalya bayan escort
antalya bayan escort
antalya bayan escort