[Tin tức] MARKETING 5.0 CÔNG NGHỆ VỊ NHÂN SINH và NGHỀ TRUYỀN THÔNG TRONG TƯƠNG LAI



Mọi tương tác của bạn trên mạng đều để lại dấu vết gọi là digital footprint chúng được lưu giữ lại tất cả và biến thành một loại quặng big data, 1 loại tư bản – tư bản dữ liệu. Những dữ liệu phi cấu trúc, tưởng chừng vô nghĩa đó lại cung cấp thông tin cho các nhà sản xuất, người làm marcom để hiểu khách hàng của mình là ai, đang cần gì, vào lúc nào, ở đâu, sở thích là gì, quan điểm sống ra sao…để từ đó tìm ra cách tiếp cận phù hợp nhất, tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất. AI, Bigdata, Nanotechnology, Clouds, Blockchain, IOT, 3D printing là một loạt công cụ mới nằm trong tay người làm marcom thế hệ mới.
Những nguồn dữ liệu thô, phi cấu trúc được gom nhặt mọi nơi, mọi lúc, từ mọi giao dịch tương tác trên mạng (mọi digital footprint) tạo thành Big Data, cho các nhà truyền thông-marketing hiểu rõ về khách hàng và đưa ra những thông điệp, giao diện, sản phẩm/dịch vụ cá nhân hóa đến mức 1-1.
Trí tuệ nhân tạo Ai rút ngắn thời gian R&D, dự báo các kịch bản đón nhận của đối tượng công chúng mục tiêu, đẻ ra các ưu đãi, đặc quyền dành riêng cho khách hàng. Nghiên cứu các case thành công, tự sáng tạo ra umbrella idea, key words, kênh, hình thức, nhịp độ truyền thông.
Everything as a Service giúp người ta khỏi phải đầu tư vào phần cứng, phần mềm mà dùng luôn các tiện ích truyền thông như một dịch vụ.
Sự kết hợp giữa nanotechnology, Big Data, Ai với công nghệ sinh học, neuroscience…biến con người trở nên hackable (Yuval Harari).
IOT thay đổi cách gửi thông tin đến khách hàng mọi nơi, mọi lúc, trên mọi giao diện(15 M merits, Black Mirror)….
Máy móc công nghệ phát triển là thế nhưng sao dân marcom vẫn chưa thất nghiệp?
Đó là công nghệ vẫn phải hướng đến con người. Elon Musk nhắc lại mối quan ngại của Bill Joy cho rằng Ai có thể kết thúc nền văn minh của loài người trong khi Jack Ma khẳng định rằng con người sẽ luôn vượt trội nhờ có năng lực cảm xúc. (Bạn thuộc team nào đây?)
Công ty của tương lai sẽ như thế nào? (Covid đã ép công ty bạn đưa ra phác thảo rồi đấy), công việc của tương lai sẽ ra sao? Người lao động nên chuẩn bị gì?
Thế nhưng, gã khổng lồ Nike vẫn vướng vào khủng hoảng vì lấy họa tiết của Puerto Rico và gọi nhầm là của Panama. Dolce Gabbana vẫn bị tẩy chay vì đoạn quảng cáo người mẫu Trung Quốc ăn pizza bằng đũa và đoạn chat nội bộ bị tuồn ra ngoài. Louis Vuitton vẫn bị phản đối vì triển lãm rương khổng lồ (đại diện cho chủ nghĩa tư bản) giữa Quảng trường Đỏ ở Nga (biểu tượng của chủ nghĩa Cộng sản). Trí tuệ nhân tạo làm ra quảng cáo nói thịt trong bánh burger ngon như thịt chim, khi nói với công chúng ở châu Âu vốn không có thói quen đó….
Đâu đó AI vẫn dừng lại khi sáng tạo và tương tác chạm vào các lằn ranh văn hóa, tôn giáo, lịch sử, xung đột địa chính trị,…
Vẫn có hàng tỷ người không có điện thoại thông minh; hàng tỷ người không có tiền để vào mạng; hàng tỷ người không biết dùng các tiện ích thông minh; hàng tỷ người phản đối việc các công ty sử dụng thông tin cá nhân của họ để làm giàu; hàng tỷ người không thích bị “hack não”; hàng tỷ người gặp khó khăn khi giao tiếp với các thuật toán chính xác nhưng khô cứng, không có tính “người”…
Từ những năm 90, marketing với bộ mặt nhân văn (3.0) đã xuất hiện và giúp các công ty đi vào tâm trí và nhất là trái tim của người tiêu dùng. Ở đó, con người có cảm xúc, có quan tâm đến thiên nhiên, môi trường, đạo đức, bình đẳng xã hội, được đối xử như những con người chứ không phải là những cái ví. Đến marketing 4.0, vai trò của các cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng trên mạng lên ngôi. Đến marketing 5.0, con người vẫn được đặt ở vị trí trung tâm và công nghệ là các công cụ giúp cuộc sống con người trở nên hạnh phúc hơn. (phải có lời khen với NXB Trẻ vì đã nhanh nhạy dịch cả quyển 4.0 và 5.0 này)
Người tiêu dùng muốn được đối xử nhân văn. Người tiêu dùng muốn nhãn hàng hành xử nhân văn như một con người: biết cảm thông, xin lỗi, quan tâm và biết khách hàng một cách thực sự. Ở Elite PR School, chúng tôi cũng thường nói Thương hiệu là cái hiệu được Thương. 1 trong 2 cái Thương là thương mến, là tình cảm của người dùng dành cho thương hiệu. Xét cho cùng cái tinh hoa (elite) của marketing và pr chả phải là mối quan hệ giữa người với người hay sao?
1 cuốn sách hay, cung cấp khá đầy đủ bức tranh về những gì công nghệ có thể làm cho con người nhìn từ góc độ người kinh doanh, người làm marcom. Rất nên đọc và cập nhật. Nhưng dù là marketing mấy chấm đi nữa thì cũng đừng quên đoạn này mà cụ PHILIP KOTLER đã nói từ rất lâu: “Marketing là một môn khoa học thực tiễn nhằm cải thiện doanh số bán hàng và lợi nhuận của một công ty đồng thời nâng cao đời sống con người bằng việc tạo ra giá trị và sự thỏa mãn cho khách hàng.”
Đọc cả quyển thấy giữ lại được 1 ý: làm gì cũng phải quan tâm thực sự tới khách hàng, công nghệ chỉ là công cụ. Khi yêu người ta thường khó giấu, nếu thực sự yêu việc phục vụ khách hàng, bạn cũng sẽ khó giấu. Công nghệ chỉ có tác dụng cho tình yêu ấy thăng hoa thôi. Con người vẫn phải ở vị trí trung tâm chứ không phải cái ví của họ.

Viết một bình luận

bahis10bets.com betvole1.com casinomaxi-giris.com interbahis-giris1.com klasbahis1.com mobilbahisguncelgiris1.com piabetgiris1.com tipobettgiris.com tumbetgiris1.com betboro 1xbet giriş
bahis10bets.com betvole1.com casinomaxi-giris.com interbahis-giris1.com klasbahis1.com mobilbahisguncelgiris1.com piabetgiris1.com tipobettgiris.com tumbetgiris1.com betboro 1xbet giriş
antalya bayan escort
antalya bayan escort
antalya bayan escort