>> Chứng khoán thế giới giảm mạnh phiên đầu tháng
Các chỉ số chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh khi chốt phiên giao dịch tuần mới (rạng sáng 5/6 theo giờ Việt Nam) do tác động của những thông tin kinh tế bất lợi vào cuối tuần trước. Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Âu và châu Mỹ ghi nhận sự tăng giảm đan xen.
Đóng cửa sớm nhất, chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm mạnh 2,1% trong phiên 4.6, đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 11/2011.
So với mức đỉnh của năm được ghi nhận vào ngày 29/2, chỉ số này hiện đã giảm 15%. Riêng trong tháng 5, chỉ số này đã giảm 10%, và là tháng giảm mạnh nhất được ghi nhận kể từ tháng 10/2008.
Cuối tuần trước, thị trường lao động Mỹ và châu Âu đồng loạt công bố thông tin không mấy khả quan về số lượng việc làm mới và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Bên cạnh đó, tăng trưởng ngành sản xuất chế tạo ở cả ba khu vực châu Á, châu Âu và Mỹ đều công bố những con số không đạt kỳ vọng. Những thông tin này tác động muộn đến thị trường chứng khoán châu Á, khiến các chỉ số đồng loạt mất điểm trong phiên đầu tuần.
Trung Quốc tiếp tục công bố báo cáo mới cho thấy tốc độ tăng trưởng khu vực phi sản xuất của nước này trong tháng 5 thấp nhất trong hơn 1 năm qua.
Số liệu từ cơ quan thống kê quốc gia cho thấy tăng trưởng trong lĩnh vực bán lẻ không đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt do xuất khẩu giảm và thị trường bất động sản đóng băng.
Ghi nhận tại các thị trường thành viên trong khu vực, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản trong phiên này mất 144,62 điểm, tương đương giảm 1,71% so với cuối tuần trước, đóng cửa ở mức 8.295,63 điểm. HSI của Hồng Kông giảm mạnh 372,75 điểm, tương đương 2,01%, xuống 18.185,59 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite và CSI 300 của Trung Quốc lần lượt giảm mạnh 2,73% và 2,81%. KOSPI của Hàn Quốc giảm mạnh 2,75%; S&P/ASX 200 của Australia giảm 1,94%.
Ông Nick Maroutsos, Giám đốc điều hành Kapstream Capital (Úc) cho biết, trước những thông tin bất lợi, nhà đầu tư đang có xu hướng “rút vốn để bảo toàn”.
\N
Một số cổ phiếu giảm mạnh trong phiên này có thể kể đến như: cổ phiếu Toyota Motor giảm 3,5%; Honda Motor giảm 3,7%.
Cổ phiếu của hai tập đoàn khai khoáng hàng đầu thế giới BHP Billiton và Rio Tinto lần lượt giảm 3,1% và 4,7%. Cổ phiếu của Công ty Dầu khí Trung Quốc (CNOOC) giảm 2,6%.
* Tại châu Âu, chỉ số STXE 600 chung của toàn khu vực giảm nhẹ 0,5% trong phiên đầu tuần. Ghi nhận tại thị trường các nước thành viên: Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,14% xuống 5.260,19 điểm; DAX của Đức giảm 1,19%, xuống 5.978,23 điểm. Trong khi đó, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng nhẹ 0,14%, đóng cửa ở mức 2.954,49 điểm.
chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha tăng 2,88%; FTSE MIB của Ý tăng 1,19%.
* Tại Phố Wall (Mỹ), chỉ số thị trường S&P 500 tăng nhẹ 0,01%, đóng cửa ở 1.278,18 điểm; Dow Jones Industrial giảm nhẹ 0,14% xuống 12.101,46 điểm.
Trên sàn Nasdaq, chỉ số Nasdaq Composite tăng nhẹ 0,46% lên 2.760,01 điểm.
Trong khi đó, cổ phiếu của ông trùm mạng xã hội Facebook tiếp tục suy yếu và lập đáy mới ở mức 26,9 USD/cổ phiếu, giảm 3% so với mức đóng cửa cuối tuần trước.
So với giá IPO (38 USD/cổ phiếu), giá cổ phiếu Facebook hiện đã mất 29% giá trị.
Thu Hạnh
>> Chứng khoán thế giới đồng loạt tăng điểm
>> Chứng khoán thế giới lên xuống thất thường
>> Facebook xem xét chuyển sàn niêm yết?
>> Sử dụng biện pháp “đi hay ở” ra khỏi khu vực đồng euro của Hy Lạp khiến chứng khoán lao dốc
>> Có điều gì khuất tất trong sự kiện IPO của Facebook?
>> Morgan Stanley “giấu nhẹm” dự báo xấu về Facebook
>> Chứng khoán châu Âu, châu Á khởi sắc
>> Ba lý do khiến cổ phiếu Facebook giảm
>> Giải đua F1 sắp niêm yết trên sàn chứng khoán
>> Phố Wall tăng mạnh phiên đầu tuần